Sunday, April 3, 2011

Thủ Tục Xin Cấp Thị Thực Đi Đoàn Tụ Gia Đình – Kết Hôn

Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Thị Thực Đi Đoàn Tụ Gia Đình

I. Chỉ có thể nộp hồ sơ theo hẹn đã đăng ký trước và phải trực tiếp đến nộp. Việc đăng ký hẹn chỉ có thể thực hiện qua Internet qua các địa chỉ sau đây:
Trang Đức – Việt:
Trang Anh – Việt:

II. Đại sứ quán chỉ nhận những hồ sơ với đầy đủ giấy tờ. Hồ sơ không đầy đủ sẽ bị trả lại. Trong trường hợp này người xin cấp thị thực phải đăng ký lại hẹn nộp hồ sơ.

III. Những giấy tờ nêu dưới đây cần phải nộp bản chính hoặc bản sao công chứng (3 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô tô). Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức. Những giấy tờ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ.

A. Về phía người xin cấp thị thực:

1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn ( 2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de ), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

2. 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4 x 6, phông nền trắng, chụp chính diện.

3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.

4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo ,, Danh mục tham khảo chung Châu Âu về ngôn ngữ’’ do hội đồng Châu Âu soạn thảo –  Quý vị nên xem thêm thông tin tại LSQ về việc này.

5. Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng ( ví dụ: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước ) đã được chứng nhận lãnh sự, phải nộp bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc lưu tại cơ quan cấp.

Lưu ý: Trong phần chứng nhận lãnh sự của Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Việt Nam giao phải nêu rõ cơ quan cấp giấy tờ ( chẳng hạn: Uỷ Ban Nhân Dân ).

6. Trường hợp trẻ vị thành niên đi đoàn tụ với một bên cha mẹ tại Đức phải nộp giấy cam kết có chứng thực chữ ký của bên cha mẹ kia đồng ý cho trẻ em đi sang Đức đoàn tụ và bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của bên cha mẹ ký giấy cam kết. Bên cạnh giấy cam kết còn cần phải có giấy tờ chứng minh về “quyền nuôi con” như: Quyết định của toà án về quyền nuôi con, quyết định ly hôn, giấy chứng tử hoặc quyết định của toà án tuyên bố bên cha mẹ kia mất tích. Ngoài ra còn phải nộp sổ hộ khẩu gia đình có ghi địa chỉ thường trú hiện tại của trẻ em.

Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về  cơ bản chỉ quy định quyền chung của cha, mẹ trong việc nuôi con. Việc này cũng áp dụng trong trường hợp ly hôn, vì liên quan tới hệ quả của việc ly hôn toà án không xem xét quyền nuôi con ( những bản dịch quyết định ly hôn thường không chính xác ), mà chỉ xem xét hoàn cảnh sinh sống và điều kiện chăm nom trẻ em. Như vậy toà án chỉ quyết định cha hay mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con, chứ không quyết định bên nào có quyền nuôi con. Việc này thông thường cũng không thay đổi ngay cả trong các “Quyết định thay đổi người nuôi con” sau đó, trừ trường hợp toà án quyết định hạn chế quyền nuôi con của cha, mẹ trong thời hạn nhất định vì có vi phạm nghiêm trọng.

B. Về phía người vợ hoặc chồng tương lai tại Đức:

1. Giấy mời không cần theo mẫu ( Ví dụ: mục đích “đoàn tụ gia đình” ).

2. Bản sao công chứng hộ chiếu ( sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh,…).

3. Bản sao quyết định ly hôn liên quan tới các lần ly hôn trước ( nếu có).

4. Nếu người mời không có quốc tịch Đức thì phải nộp bằng chứng về thu nhập ( Chứng nhận mức thu nhập hiện nay, ít nhất là của 3 tháng gần nhất / nếu người mời hành nghề tự do thì phải nộp bản báo cáo tài chính của năm trước ) và bằng chứng về nhà ở ( Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).

5. Giấy chứng  nhận đăng ký cư trú.

IV. Thời gian giải quyết hồ sơ:
Đại sứ quán sẽ chuyển hồ sơ đến Sở Ngoại Kiều tại Đức nơi thân nhân của người xin cấp thị thực cư trú ( Theo điều 31 Luật Cư Trú, khi giải quyết hồ sơ phải lấy ý kiến đồng ý của Sở Ngoại Kiều ). Xin lưu ý: Quy trình xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể bị kéo dài do việc tiến hành song song thủ tục thẩm tra giấy tờ. Vì lý do đó việc xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể kéo dài trong nhiều tháng.

VI. Lệ phí:
60 Euro ( trẻ em 30 Euro, trả bằng tiền mặt, bằng tiền Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm nộp hồ sơ ). 
 Lệ phí phải trả trực tiếp tại cửa nhận hồ sơ của sứ quán khi nộp hồ sơ.
Không hoàn lại tiền lệ phí ngay cả trong trường hợp hồ sơ xin cấp thị thực bị từ chối.
Thân nhân của công dân Đức / công dân các nước thuộc liên minh Châu Âu, khu vực kinh tế Châu Âu được miễn lệ phí thị thực.

Theo Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội, tháng 03 năm 2011

German Center - NTT
Phone: 0938 120 900 - 09 06 07 85 25 Herr. Trung
Hoặc e_mai: germancenter3000@yahoo.com
Cơ Sở 1: 65/18 Trần Văn Dư, P 13, Q. Tân Bình
Cơ Sở 2: 29/3A, Ấp Thống Nhất 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Tp. HCM

Monday, March 21, 2011

Điều Kiện Cơ Bản Để Du Học Đức & APS

Bộ phận Kiểm tra Học vấn
Akademische Prüfstelle 'APS'
tại Đại sứ quán Đức Hà Nội

Những Điều kiện cơ bản để được nhập học vào một trường Đại học hoặc một khóa Dự bị Đại học tại Đức: (theo các quy định mới ngày 15.03.2009)

1.   Bạn đã trúng tuyển kỳ thi Quốc gia vào Đại học, tối thiểu hệ 4 năm chính quy, tại một trường Đại học được công nhận của Việt Nam, với điểm đỗ tối thiểu 15 điểm (không nhân hệ số, không có môn dưới 4 điểm: điểm 3,75 sẽ bị loại).
hoặc
Bạn đã tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng tại một trường Đại học hay Cao đẳng được công nhận.
Như vậy bạn hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký tham dự khóa học Dự bị Đại học tại Đức.
(Chương trình đào tạo của khóa Dự bị Đại học được định hướng theo chuyên ngành phù hợp, trong khoảng 1 năm và kết thúc là bài thi đánh giá chất lượng tương đương. Kết quả bài thi này là điều kiện vào học học kỳ một tại một trường Đại học của Đức theo chuyên ngành mà Bạn đã chọn ở Việt Nam).
2.   Bạn đã kết thúc ít nhất 4 học kỳ thuộc hệ chính quy 4 năm trở lên tại một trường đại học được công nhận,
hoặc
Bạn đã tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng tại một trường Đại học hay Cao đẳng và đã trúng tuyển kỳ thi chuyển hệ Đại học - tối thiểu hệ 4 năm trở lên và được nhận vào học tiếp học kỳ 5 tại trường Đại học này
Như vậy bạn hoàn toàn có đủ điều kiện nộp đơn đăng ký vào học học kỳ một tại một trường Đại học của Đức theo chuyên ngành mà Bạn đã chọn ở Việt Nam.
3.   Bạn đã tốt nghiệp Đại học, tối thiểu hệ 4 năm (cử nhân, kỹ sư) trở lên tại một trường đại học được công nhận của Việt nam
Như vậy bạn hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký xin học lại Đại học các chuyên ngành khác tại một trường Đại học Tổng hợp/Đại học kỹ thuật hoặc Đại học khoa học ứng dụng của Đức hoặc nộp đơn đăng ký học tiếp Cao học/Thạc sỹ.

Con đường đến học Đại học tại Đức
Bạn cần có:
- Thị thực của ĐSQ hoặc TLSQ Đức
- Giấy gọi nhập học vào Đại học hoặc Dự bị Đại học
Bạn cần thực hiện những bước sau:
1. Trước tiên Bạn cần phải nộp tất cả các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của Bạn cho bộ phận kiểm tra học vấn - APS - tại Đại sứ quán Đức Hà Nội. Sứ quán Đức sẽ tiếp nhận đơn xin học của tất cả sinh viên Việt Nam.
2. APS sẽ thẩm định hồ sơ xin học của Bạn, trên cơ sở đối chiếu với các điều kiện cơ bản xin nhập học vào các trường Đại học của Đức.
3. APS sẽ mời Bạn đến phỏng vấn (khoảng 20-30 phút). Trong buổi phỏng vấn, Bạn sẽ trình bày ngắn gọn bằng tiếng Đức hoặc bằng tiếng Anh về quá trình học tập của mình và những dự kiến khi Bạn đến Đức để học tập. Phỏng vấn sẽ được các chuyên gia tuyển sinh Đức thực hiện, họ là những người nắm vững chương trình giảng dạy và các qui chế học tập đang được thực hiện tại Việt Nam.
4. Sau khi kiểm tra, APS sẽ cấp chứng chỉ cho Bạn. Với chứng chỉ này, Bạn có thể nộp hồ sơ xin học tại các trường Đại học Đức. Cùng với những giấy tờ khác, giấy chứng chỉ của APS là một trong những điều kiện bắt buộc để các trường Đại học Đức chấp nhận đơn xin học của Bạn.
5. Bạn nhận được giấy gọi nhập học của một trường Đại học Đức, Bạn chuẩn bị xin thị thực (Visa) để đến học tập tại Đức. Bên cạnh những giấy tờ cần thiết khác, Bạn chỉ cần nộp cho phòng Lãnh sự của SQ Đức hoặc Tổng Lãnh sự giấy gọi nhập học và chứng chỉ của APS.
Quá trình xem xét cấp thị thực sẽ kéo dài khoảng 4 tuần.
Tại APS Bạn sẽ nhận được Thông tin chi tiết hơn.

Chuẩn bị Phỏng vấn tại bộ phận APS: 
- Bạn cần phải học tốt tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Bạn cần có vốn ngoại ngữ nhất định (trình độ sơ cấp tiếng Đức loại giỏi hoặc TOEFL 500), song không nhất thiết phải nói lưu loát.
- Bạn hãy nhớ lại nội dung các môn học Bạn đã từng được học ở cấp 3 và trong trường Đại học. Bạn đã học những gì và mục đích của nó. Bạn không cần phải biết thêm những nội dung chuyên môn chưa học.
- Các chuyên gia trong Hội đồng phỏng vấn rất kiên nhẫn và sẽ dành thời gian để trao đổi với Bạn.
Chú ý:
Đừng sợ! Đừng mất bình tĩnh!
Hầu hết sinh viên đều có thể vượt qua buổi phỏng vấn của APS một cách tốt đẹp, thành công và nhận được chứng chỉ.

Chúng tôi chúc Bạn thành công tốt đẹp!

Theo DAAD



German Center - NTT
Phone: 0938 120 900 - 09 06 07 85 25 Herr. Trung
Hoặc e_mai: germancenter3000@yahoo.com
Cơ Sở 1: 65/18 Trần Văn Dư, P 13, Q. Tân Bình
Cơ Sở 2: 29/3A, Ấp Thống Nhất 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Tp. HCM

Sunday, March 20, 2011

Luật Du Học Đức

1. TRÌNH ĐỘ TIẾNG ĐỨC
Ngôn ngữ giảng dạy trong trường bằng tiếng Đức, tuy nhiên có một số môn thuộc về khoa học ứng dụng yêu cầu trình độ tiếng Anh, vì vậy khi nhập học đối với những khoa này yêu cầu học sinh phải có 550 TOFEL (không chấp nhận điểm IELTS) Có chứng chỉ chứng nhận đã học 400 tiết tiếng Đức, hoặc một vài chứng chỉ khác tương đương do viện Goethe cấp, hay có bằng DSH (với bằng này, khả năng tiếng Đức của bạn đã đủ để vào học tại một trường Đại học của Đức). Khả năng tiếng Đức của bạn phải đủ để nghe hiểu và trả lời các câu hỏi của nhân viên xét đơn visa trong quá trình phỏng vấn. Bạn có thể học một khoá tiếng Đức tại trường đại học Đức hoặc một trung tâm dạy tiếng Đức tại Đức (Nếu chưa có bằng DSH). Kỳ nhập học tại Đức: tháng 4 và tháng 10 cho các khoá dự bị, đại học và cao học. Hạn nộp hồ sơ xin học cho trường : 15/1 cho kỳ nhập học tháng 4 (kỳ mùa hè) và 15/7 cho kỳ nhập học tháng 10 (kỳ mùa đông)

2. HỌC ĐẠI HỌC (không mất học phí nếu đăng ký học trường công lập nhưng có thể thay đổi theo luật)
 
Có bằng DSH (nếu chưa có phải đăng ký học một khoá tiếng Đức tại Đức)
Chứng chỉ 400 tiết tiếng Đức tại Việt Nam
Giấy báo điểm trúng tuyển đại học tại Việt Nam và có bảng điểm của kỳ 1 năm thứ nhất Đại Học tại Việt Nam hoặc một nước khác
Tốt nghiệp một khoá dự bị tại trường đại học Đức mà bạn đăng ký

3. HỌC SAU ĐẠI HỌC (không mất học phí nếu đăng ký học trường công lập nhưng có thể thay đổi theo luật)
 
Có bằng DSH (Nếu chưa có phải đăng ký học một khoá tiếng Đức tại Đức)
Chứng chỉ IELTS, TOEFLE đủ điểm theo yêu cầu của từng trường
Bằng tốt nghiệp đại học tại Việt Nam + Bảng điểm
Thư giới thiệu của giám đốc cơ quan đang công tác hoặc của giáo sư giảng dạy tại trường đại học

4. HỒ SƠ XIN VISA:
 
4.1 Giấy tờ chung:
Hộ chiếu phổ thông hợp lệ (đã được người đi ký tên) + 03 bản copy
Người đặt đơn xin Visa phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tại văn phòng của Đại Sứ Quán.
Đơn xin cấp thị thực(3 bản, được khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh)
08 ảnh màu 4 x 6 (ảnh hộ chiếu, nền trắng, ghi rõ tên ngày tháng năm sinh vào mặt sau ảnh)
Bản tóm tắt quá trình công tác và học tập từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học (Cần ghi rõ cả thời gian sinh viên không đi học và đi làm).

4.2 Chi phí cho thời gian cư trú tại Đức:

· Du học tự túc: Cần giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hang Đức với số tiền tối thiểu là: 7.020 Eu, đây phải là tài khoản giới hạn để mội tháng chỉ được rút tối đa:585Eu cho chi phí sinh hoạt. Sinh viên muốn học tiếng và học đại học tại Berlin thì phải có trong tài khoản: 15.600EU (Theo luật tài trợ đào tạo tại liên bang-mức tài trợ cao nhất tại Berlin.
· Được bà con họ hàng hoặc người quen tại Đức bảo lãnh:
§ Giấy cam kết và bảo lãnh của người bảo lãnh bên Đức do Sở Ngoại kiều nơi người bảo lãnh sống, cấp, cam kết chịu tất cả phí tổn cho người đặt đơn trong suốt thời gian du học.
§ Giấy cam kết có hai loại: Theo mẫu thống nhất toàn liên bang và được sở ngoại kiều xác minh về khả
§ Hoặc: giấy cam kết không theo mẫu có chứng thực chữ ký, chứng nhận mức thu nhập (của 3 tháng gần nhất) và hợp đồng thuê nhà của người bảo lãnh.
năng tài chính

4.3 Chứng minh mục đích đặt đơn xin đi học:

Phòng bảo lãnh lưu y rằng: Chỉ với bằng tốt nghiệp phổ thông trung học Việt Nam, thí sinh không đủ điều kiện để được nhận vào học tại Đức, bởi vì bằng này không được phía Đức công nhận. Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học tại Việt Nam chỉ được đánh giá tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở tại Đức (Realschulabschluss).

4.3.1 Điều kiện được phép tham gia khoá học dự bị đại học (StudienKolleg):

§ Sinh viên phải học xong ít nhất một học kỳtại một trường đại học được công nhận. Sinh viên các trường cao đẳng, sinh viên học tại chức hoặc học viên các chương trình đào tạo nghề của các trường đại học không có đủ điều kiện này.
§ Chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu 400 tiết
§ Chứng nhận đăng ký khoá học tiếng Đức bổ sung trước khi vào khoá dự bị đại học kèo theo chứng nhận đã trả tiền cho khoá tiếng.
§ Giấy báo nhập học có điều kiện thông báo về việc nhận vào học khoá dự bị đại học cho ngành đã đăng ký tại 1 trường đai học hoặc cao đăng của Đức.
§ Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học với chứng nhận điểm thi tốt nghiệp.
§ Giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học được công nhận tại Việt nam
§ Chứng nhận đã học xong một học kỳ tại một trường đại học được công nhận tại Việt nam.

4.3.2 Đi
ều kiện được phép tham gia học thẳng khoá đại học tại Đức:
§ Chứng chỉ 400 tiết tiếng Đức
§ Chứng nhận đăng ký khoá tiếng Đức bổ sung trước khi vào học đại học và kèm theo chứng nhận đã trảọc phí cho khoá học này.
§ Giấy báo nhập học có điều kiện thông báo về việc được nhận vào ngành học đã đăng ký tại một trường đại học hoặc cao đẳng tại Đức.
§ Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học tại Việt nam với chứng nhận điểm thi tốt nghiệp.
§ Giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học được công nhận tại Việt nam
§ Chứng nhận đã học xong ba học kỳ tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam.

4.3.3 Điều kiện được phép tham gia học Cao học (học bằng tiếng Anh):
§ Nộp bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học tại một trường đại học công nhận.
§ Chứng nhận đủ điểm tiếng Anh vào nhập học.

Chú ý: T
ất cả hồ sơ nộp bản sao công chứng và 2 bản photo, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đại sứ quán có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác. Chi tiết các quy định xin Visa có thể thao khảo Website: www.hanoi.diplo.de, hoặc viết thư trao đổi trực tiếp với nhân viên lãnh sự theo địa chỉ thư: germanemb.hanoi@fpt.vn (thư trả lời của đại sứ quán bằng tiếng Đức)

5. Th
ời gian xin cấp Visa:
Hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết phải nộp vào đại sứ quán chậm nhất hai tháng trước ngày dự kiến xuất cảnh, bởi các cơ quan chức năng tại Đức cúng tham gia vào việc xét hồ sơ.

6. Lệ phí Visa: 30Eu (thanh toán bằng USD), khi nộp hồ sơ tại đại sứ quán sinh viên phải nộp toàn bộ số lệ phí quy định. Không trả lại lệ phí ngay cả trong trường hợp bị từ chối Visa.

Các trung tâm dạy tiếng Đức

H
ọc Viện DID (tại Berlin, Frankfurt, Munich), Horizonte(Regensburg-Bayern), Kapito(Bayern), Viện Goethe( Bonn, Dresden, Munich…), Partner Group( có trên 120 cơ sở tại các thành phố của Đức)…



German Center - NTT
Phone: 0938 120 900 - 09 06 07 85 25 Herr. Trung
Cơ Sở 1: 65/18 Trần Văn Dư, P 13, Q. Tân Bình
Cơ Sở 2: 29/3A, Ấp Thống Nhất 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Tp. HCM